Access counter
  • Online:
  • Today:
  • This month:
  • Total:

Một số mô hình nông lâm kết hợp cho vùng miền núi phía Bắc

Friday, 01/11/2019, 10:43 GMT+7

Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về nông lâm kết hợp trên vùng miền núi phía Bắc được thực hiện bởi Tổ chức nghiên cứu nông lâm thế giới tại Việt Nam. Xin được giới thiệu với quý độc giả 3 gói kỹ thuật về NLKH, bao gồm: (1) mô hình keo-xoài-ngô-cỏ chăn nuôi; (2) Mô hình mắc ca-cà phê-đậu tương; (3) Táo mèo-cỏ chăn nuôi

1. Mô hình keo-xoài-ngô-cỏ chăn nuôi

Trong hệ thống Keo - Xoài - Ngô - Cỏ chăn nuôi, các loại cây đều trồng theo đường đồng mức để tăng hiệu quả chống xói mòn. Xoài được trồng theo hàng với khoảng cách giữa các cây trong hàng là 4 m. Tiếp theo hàng xoài là hàng keo với khoảng cách giữa các cây là 2 m. Hàng xoài và hàng keo cách nhau 10 m. Như vậy trên mỗi ha có thể trồng 125 cây xoài và khoảng 300 cây keo. Băng cỏ chăn nuôi (mulato, guinea) trồng theo hàng kép phía dưới hàng xoài hay keo 1 m. Các hom cỏ được trồng theo hàng kép, các hàng cách nhau 60 cm. Trong hàng các hom cách nhau 40 cm (cần khoảng 1,5-2 tấn hom/ha). Cỏ cũng có thể được trồng bằng hạt, tuy nhiên để đạt hiệu suất cao, cần được chuẩn bị như làm mạ lúa, sau đó đánh lên trồng trong hệ thống.
Ngô được gieo trên phần diện tích còn lại (12 kg giống/ha/vụ, khoảng 65-70% lượng giống so với trồng ngô thuần). Cần đảm bảo cách hàng keo và xoài tối thiểu 1 m để tránh ảnh hưởng tới cây giai đoạn kiến thiết cơ bản.

(Chi tiết quy trình download tại đây)

keo_xoai_co_CN

2. Mô hình mắc ca-cà phê-đậu tương.

Trong hệ thống Mắc-ca - Cà phê - Đỗ tương, tất cả các loại cây đều trồng theo đường đồng mức để tăng hiệu quả chống xói mòn.
Mắc-ca được bố trí trồng theo các hàng cách nhau 9 m. Trên 1 hàng, các cây trồng cách nhau 7 m (mật độ 154 cây/ha). Bố trí 3 hàng cà phê giữa 2 hàng mắc-ca, các hàng cà phê cách nhau 2 m. Hàng cà phê cách hàng mắc-ca 2,5 m. Trên hàng cà phê, các cây cà phê cách nhau 1,4 m (mật độ 2160 cây/ha).
Đỗ tương được trồng giữa 2 hàng cà phê (cần 30 kg giống/ha/vụ).

(chi tiết quy trình download tại đây)

mac_ca_ca_phe_dau_tuong

3. Táo mèo-cỏ chăn nuôi

Hệ thống Sơn tra - Cỏ chăn nuôi được thiết kế nhằm sử dụng cỏ cho chăn nuôi và như một nguồn thu nhập sớm trong thời gian đợi thu nhập từ cây sơn tra. Hệ thống cũng được thiết kế nhằm tăng nhanh độ che phủ bằng cỏ chăn nuôi để hạn chế xói mòn tầng đất mặt trên đất dốc.
Trong hệ thống, các loại cây đều trồng theo đường đồng mức để tăng hiệu quả chống xói mòn. Cây sơn tra ghép được sử dụng để trồng trong hệ thống với khoảng cách hàng cách hàng là 5 m và cây cách cây trong mỗi hàng là 4 m (mật độ 500 cây/ha).
Giữa các hàng sơn tra, bố trí 6 hàng cỏ chăn nuôi (mulato, guinea), hàng đầu tiên và hàng cuối cùng cách hàng sơn tra kế bên 1 m. Rạch rãnh sâu khoảng 20-25 cm để trồng cỏ. Các hàng cỏ được trồng cách nhau 50 cm, các hom cỏ trong hàng cách nhau 40 cm (Cần khoảng 5-10 tấn cỏ (hom)/ha). Cỏ cũng có thể được trồng bằng hạt, tuy nhiên để đạt hiệu suất cao, cần được chuẩn bị như làm mạ lúa, sau đó đưa lên trồng như thiết kế.

(Chi tiết quy trình download tại đây)

tao_meo_co_CN


Tài liệu là sản phẩm của nhóm tác giả tổ chức nghiên cứu nông lâm thế giới ICRAF. Thông tin liên hệ TS. La Nguyễn Giám đốc dự án
Email: l.nguyen@cgiar.org
Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) Việt Nam
Tầng 13, Tòa nhà HCMCC, 249A Thụy Khuê
phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại & Fax: +84 24 37834644/45
http://worldagroforestry.org/country/vietnam
Written : Lê Hữu Huấn

Search date :