Access counter
  • Online:
  • Today:
  • This month:
  • Total:

Tổng kết dự án ACIAR “Cải thiện các hệ thống canh tác có ngô trên đất dốc tại Việt Nam và Lào”

Monday, 10/10/2022, 17:04 GMT+7

Tổng kết dự án ACIAR “Cải thiện các hệ thống canh tác có ngô trên đất dốc tại Việt Nam và Lào”

Tổng kết dự án ACIAR “Cải thiện các hệ thống canh tác có ngô trên đất dốc tại Việt Nam và Lào”

​Ngày 27/10/2022, tại tỉnh Sơn La, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa phối hợp với Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc tổ chức Cuộc họp tổng kết dự án ACIAR “Cải thiện các hệ thống canh tác có ngô trên đất dốc tại Việt Nam và Lào”. Tham dự cuộc họp Tổng kết có: Bà Nguyễn Thị Thanh An, Giám đốc ACIAR Việt Nam; TS. Robert Edis và GS. TS Nguyễn Văn Bộ, chuyên gia đánh giá dự án của ACIAR; Bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La; đại diện lãnh đạo Chi Cục Trồng trọt và BVTV Sơn La, Trung tâm Khuyến nông Sơn La,  Trường đại học Tây Bắc; Phòng Nông nghiệp và Trung tâm DVKT Nông nghiệp huyện Mộc Châu, Yên Châu, Vân Hồ; đại diện cựu sinh viên trường Đại học Tây Bắc tham gia dự án tại đã tốt nghiệp; đại diện Viện KHNN Việt Nam, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc, Viện Chăn nuôi quốc gia, cùng các chuyên gia Đại học Queensland. 

Triển khai từ năm 2018 đến 2021, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc đã cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La và các đối tác của Úc đã đánh giá 4 chuỗi giá trị cây ngô, cây thức ăn gia súc, cây đậu nho nhe, chăn nuôi đại gia súc; đánh giá và lập danh sách các cây trồng phụ trợ ưu tiên (14 giống cây họ đậu bản địa/nhập nội, 4 loại cây ăn quả, 2 loại cây công nghiệp dài ngày, 3 giống cỏ làm thức ăn gia súc). Dự án đã xây dựng các thí nghiệm nông học dài hạn tại 3 điểm (Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn) với tổng diện tích 27.000 m2; lấy trên 100 mẫu đất phân tích định kỳ (trước và sau mỗi vụ ngô) hàng năm để định lượng những thay đổi về các đặc tính lý hóa của đất sau khi áp dụng các biện pháp canh tác bảo tồn trong giai đoạn dài kết hợp trồng xen, trồng gối các cây phụ trợ (cây họ đậu và cây thức ăn chăn nuôi) cùng với cây ngô. Dự án đã xây dựng 2 mô hình trình diễn xen canh cây họ đậu và cỏ Guinea trong hệ thống chuyển đổi từ độc canh cây ngô sang cây ăn quả tại Mộc Châu và Vân Hồ, với tổng diện tích 18.000 m2 phù hợp với điều kiện thực tế của người dân, vừa tăng  thu nhập của hộ nông dân trên 20%, vừa hạn chế xói mòn và duy trì độ phì nhiêu đất và được nông dân chấp nhận. Qua đó, cải thiện bền vững đời sống của người dân cũng như phục hồi môi trường sinh thái, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án cũng đã hỗ trợ thiết lập “Mạng lưới nông dân canh tác bền vững trên đất dốc” với 55 hộ nông dân địa phương (tại Mộc Châu, Vân Hồ, Yên Châu) tham gia và tự nguyện áp dụng biện pháp canh tác bảo tồn, giải pháp canh tác bền vững vào hệ thống canh tác ngô hiện có của gia đình. 

59cc2ba2fd07031860f4b321533caf4b_20220928_083856
Ngoài ra, dự án đã tổ chức 11 khóa tập huấn nâng cao năng lực tại Sơn La và 3 khóa tại tỉnh Houaphan (Lào) với hơn 500 lượt học viên (cán bộ dự án, cán bộ địa phương, nông dân, sinh viên) thông qua nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, các khóa tập huấn có sự tham gia của học viên (cán bộ kĩ thuật, nông dân) đến từ tỉnh Hoauphan (Lào) và sinh viên Lào không chỉ giúp các học viên Lào nâng cao hiểu biết về thực hành/công nghệ canh tác bền vững trên các vùng đất dốc thông qua học tập/chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ các mô hình tại Sơn La; mà còn thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động dự án. Dự án đã hỗ trợ 13 sinh viên Lào của Đại học Tây Bắc tham gia hoạt động nghiên cứu của dự án để làm đề tài tốt nghiệp và 01 NCS của Đại học Queensland làm luận án tốt nghiệp.

f926a09e587aa900e9da5929a73bbfa6_20220928_102452
Phát biểu tại Hội thảo, bà Cầm Thị Phong (Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La) đã đánh giá cao những kết quả dự án đã triển khai trên địa bàn tỉnh và khẳng định dự án góp phần quan trọng trong nỗ lực của tỉnh thay đổi dần tư duy, tập quán canh tác độc canh cây ngô vốn đã diễn ra mạnh mẽ tại Sơn La trong hơn 10 năm qua. Dự án góp phần thúc đẩy sự chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh từ sản xuất cây ngắn ngày, thâm canh cao, phụ thuộc vào tài nguyên sang canh tác bền vững, đa dạng hóa các loại cây trồng, đa dạng nguồn thu từ trồng trọt và hộ trợ phát triển chuỗi giá trị thức ăn chăn nuôi.
Bà Nguyễn Thị Thanh An (Giám đốc ACIAR Việt Nam) cũng khẳng định: bên cạnh những đóng góp trong bảo vệ tài nguyên đất dốc, và tác động tích cực đối với sinh kế của các hộ nông dân sản xuất nhỏ, dự án đã thực hiện các tư vấn chính sách quan trọng về phương thức chuyển đổi từ độc canh cây lượng ngắn ngày sang các hệ thống canh tác bền vững hơn về môi trường và kinh tế, trong đó cây ăn quả dài ngày và cây thức ăn chăn nuôi được coi là đối tượng cây trồng triển vọng, đóng góp hiệu quả vào nâng cao sinh kế và đời sống cho nông dân dân tộc thiểu số vùng cao tại Sơn La, nhất là đối nhóm phụ nữ và trẻ em (hiện chiếm 82% dân số Sơn La). Đặc biệt, Bà Nguyễn Thị Thanh An đánh giá rất mô hình hợp tác Việt Nam-Lào trong dự án này và cho rằng dự án không chỉ giúp  tăng cường nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ, sinh viên và nông dân Lào, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp bền vững trên đất dốc giữa Việt Nam và Lào; mà còn góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và Lào nói chung và hai tỉnh Sơn La và Houaphan nói riêng.
Buổi Tổng kết đã diễn ra thành công với nhiều thông tin hữu ích về kết quả và tác động của dự án, từ đó đề xuất định hướng nghiên cứu, cơ hội hợp tác trong nghiên cứu phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững trên đất dốc, thích ứng với BĐKH tại Tây Bắc Việt Nam trong thời gian tới. Thay mặt các đối tác thực hiện dự án, GS. TS. Michael Bell đã tóm tắt lại các kết quả chính của dự án và nhấn mạnh việc thúc đẩy mô hình hợp tác giữa các đơn vị nghiên cứu của Úc, Việt Nam và Lào với ACIAR trong giai đoạn tới, nhằm duy trì và tăng cường các tác động của các dự án nghiên cứu phát triển nông nghiệp do ACIAR tài trợ. Đại diện cho phía Việt Nam, PGS. TS Trần Minh Tiến và TS Lưu Ngọc Quyến đã cảm ơn các đối tác đã tham gia dự án, cảm ơn diễn giả và đại biểu đã tham dự cuộc họp tổng kết; và đề xuất các hướng hợp tác nghiên cứu trong tương lai. Sau Hội thảo, các đại biểu đã đi thăm quan mô hình trình diễn tại xã Chiềng Đi I (huyện Vân Hồ) và xã Chiềng Hắc (huyện Mộc Châu).

de73a76545b327c964f5e7554b115cd9_20220927_112338_1


Written : admin

Search date :