Thống kê truy cập
  • Đang truy cập:
  • Hôm nay:
  • Tháng hiện tại:
  • Tổng truy cập:

Phân tích chuỗi giá trị chè Shan ở Yên Bái và Điện Biên dưới tác động được dự báo của biến đổi khí hậu

Thứ ba, 03/11/2015, 14:06 GMT+7

Phân tích chuỗi giá trị chè Shan ở Yên Bái và Điện Biên dưới tác động được dự báo của biến đổi khí hậu

Phân tích chuỗi giá trị chè Shan ở Yên Bái và Điện Biên dưới tác động được dự báo của biến đổi khí hậu

Báo cáo này được thực hiện bởi MCG – công ty Tư vấn Quản lý của Việt Nam (website: www.mcg.com.vn), là kết quả của hoạt động Phân tích chuỗi giá trị chè Shan tại hai tỉnh Yên Bái và Điện Biên dưới tác động của dự báo biến đổi khí hậu, theo đặt hàng của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI).

Báo cáo chi tiết vui lòng download tại đây

Báo cáo này thể hiện các kết quả phân tích chuỗi giá trị chè Shan ở hai tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là Yên Bái và Điện Biên, dưới tác động của dự báo biến đổi khí hậu. Báo cáo cũng đưa ra các luận cứ nhằm mục đích xây dựng (các) đề xuất đầu tư vào Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu CSA, xây dựng khuôn khổ hoạt động của CSA cũng như các cơ chế tài chính cho các dự án CSA do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hiệp Quốc phối hợp thực hiện.


Trong nghiên cứu này, các phân tích thị trường và chuỗi giá trị gắn liền với các kỹ thuật nông nghiệp, thể chế và chính sách, tác động của biến đổi khí hậu, và các phân tích kinh tế đã được áp dụng để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành chè Shan ở hai tỉnh. Việc nghiên cứu tài liệu đã có được thực hiện vào tháng 12 năm 2013 đã đưa ra được những công cụ nghiên cứu và các bên liên quan đến chuỗi giá trị phục vụ cho công tác điều tra. Điều tra được thực hiện tại 3 huyện của Yên Bái (17 – 20/12/2013) và Điện Biên (7 – 10/1/2014) nhằm thu thập thông tin cần thiết cho việc phân tích các mặt hàng được lựa chọn.


Dựa trên những kết quả tìm được, nhóm tư vấn đã đề xuất nhiều giải pháp mang tính chiến lược khác nhau để bàn thảo thêm với FAO, NOMAFSI và các đối tác tại hai tỉnh, nhằm hỗ trợ các tác nhân trong chuỗi giá trị chè Shan thông qua việc thực hiện các giải pháp. Năm 2012, Việt Nam đứng thứ 6 trong danh sách các quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, xếp thứ 5 về xuất khẩu chè. Tuy nhiên, quy mô sản xuất và thị trường của chè Shan của Việt Nam vẫn còn hạn chế (năm 2013 chỉ sản xuất được 3.042 tấn sản phẩm chè tươi và 604 tấn sản phẩm chè khô) và kém phát triển (sản phẩm chủ yếu là chè xanh tiêu thụ nội địa). Chỉ 8,2% các sản phẩm chè Shan sản xuất trong nước được xuất khẩu, chủ yếu là chè đen (chế biến từ chè Shan trồng ở các vùng núi thấp) sang Trung Quốc, Pakistan, Nga và Đài Loan thông qua Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea), Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS) và những thương lái khác song không được dán nhãn thương hiệu địa phương. Tiềm năng thực sự của sản phẩm này từ số lượng hạn chế và các giá trị khác biệt của chè Shan như “Chè Shan đặc biệt” hay “Chè tự nhiên/ Chè trồng theo phương pháp hữu cơ” có lợi cho sức khỏe của con người vẫn chưa được khai thác tốt. Chè Shan đang dành được ngày càng nhiều tín nhiệm của khách hàng trong nước và quốc tế - những người sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn cho các sản phẩm chè chất lượng.


Chính quyền địa phương của hai tỉnh đã hỗ trợ phát triển việc sản xuất chè Shan và cho nâng cấp các nhà máy chế biến chè, đáng chú ý là Dự án phát triển chè Yên Bái giai đoạn 2006- 2010 và Dự án nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009-2015. Những hỗ trợ này giúp tăng hiệu quả của các vườn chè và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trong sản xuất chè. 


Người viết : Lê Hữu Huấn