Sáng ngày 5/1/2018, tại phòng hội thảo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Thị Ủy Phú Thọ phối hợp với Trường Chính trị tỉnh đã tổ chức Lễ khai giảng lớp trung cấp lý luận chính trị - Hành chính vừa làm vừa học khóa học 2018 - 2019 cho 94 đồng chí là đội ngũ cán bộ công chức nòng cốt của Viện và các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn. Tới dự có đồng chí Bùi Quang Thái - bí thư thị Ủy Phú Thọ, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hương - hiệu trưởng trường chính trị tỉnh Phú Thọ, ban thường vụ thị ủy, các khoa phòng ban của trường chính trị và lãnh đạo các ban xây dựng Đảng.
Hôm nay, ngày 20-11-2018 ngày nhà giáo Việt Nam, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tổ chức gặp mặt các quý thầy cô qua các thời kỳ. Về phía Viện có PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn - Viện trưởng, các quý thầy cô, đặc biệt có các thầy: PGS.TS. Trịnh Văn Loan, Nguyễn Văn Niệm, TS. Đỗ Văn Ngọc.
Hôm nay, ngày 26/9/2018, tại Lào Cai, dưới sự chứng kiến của các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai, các trung tâm/phòng ban/bộ môn nghiên cứu trực thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, giám đốc sở Nguyễn Anh Tuấn và Viện trưởng Nguyễn Văn Toàn đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác KHCN. Đây là dấu mốc quan trọng để sớm đưa các tiến bộ kỹ thuật mới chuyển giao tại Lào Cai.
Ngày 10/07/2015 Hội đồng Khoa học Công nghệ Cục trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua báo cáo kết quả quá trình lai tạo, khảo nghiệm giống lúa PB53 nhất trí công nhận giống lúa PB53 là giống sản xuất thử.
Ở nước ta, kết quả của quá trình canh tác lâu đời tại các tiểu vùng khí hậu khác biệt đã tạo ra hệ thống nguồn gen hồng phong phú với nhiều giống bản địa có giá trị, trong đó có hồng Hạc Trì, hồng Quản Bạ và hồng Điện Biên.
Trong khuân khổ các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Bộ môn Cây lương thực và Cây thực phẩm - thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, thạc sỹ Nguyễn Văn Giang cùng cộng sự đã tổng hợp và biên soạn được quy trình sản xuất lúa cải tiến cho vùng miền núi phía Bắc.
Trưởng Đại diện chương trình CCAFS Đông Nam Á, Ông Leo Sebastian đã thông báo chính thức về việc sử dụng tên gọi Làng Nông Thuận Thiên cho các thôn/ấp đang tham gia xây dựng mô hình làng thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu hiện nay tại Việt Nam.
Ngày 22-3, Đoàn học viên lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng Frelimo, Cộng hòa Mozambique của Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh do ngài Amosse Macano - Vụ trưởng Vụ Vận động và Tuyên truyền làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Tài liệu này được hoàn thành trong khuôn khổ của Dự án GCP/ INT /139/EC “Nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu: kết hợp hài hòa giữa thích ứng, giảm thiểu và an ninh lương thực”, với sự tài trợ của Ủy ban Châu Âu (EC)
Kỹ thuật che phủ trong canh tác ngô trên đất dốc sử dụng tàn dư thực vật là một kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng, đem lại hiệu quả cao và bền vững. Phù hợp với điều kiện canh tác của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
Trà cốm gạo lứt: Với sự kết hợp của chè xanh dạng dẹt và gạo lứt rang được Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch – Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc nghiên cứu và sản xuất từ các giống chè và gạo đặc sản, chất lượng cao của Phú Thọ, không sử dụng hương liệu và chất bảo quản với công nghệ tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với điều kiện và thị hiếu của người Việt Nam, tạo nên nét đặc trưng cho sản phẩm TRÀ CỐM GẠO LỨT.
Nhằm duy trì đà tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh bị tác động của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đã hợp tác với Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc thực hiện dự án GCP/INT/139/EC "Nông nghiệp thông minh với khí hậu: Kết hợp hài hòa giữa giảm thiểu, thích ứng và an ninh lương thực" và Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc là cơ quan chủ trì phía Việt Nam của dự án.
Nông nghiệp bền vững và nông nghiệp hữu cơ rất chú trọng tới tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái cũng như những cách thức thực hành trên khu vực canh tác.
Miền núi phía Bắc có tới trên 80% đất canh tác là đất dốc. Nhìn chung, đây là những loại đất khó khai thác sử dụng, và dễ bị rửa trôi, thoái hóa, bạc màu.